Hảy trả lại sự tôn trọng và danh dự cho nghề Bảo vệ…

Công ty  Bảo Vệ tại Huế Từ khi nào mà nghề bảo vệ trở nên bị người ta khinh rẻ đến thế? Họ cho rằng đó là cái nghề thấp hèn của những người ở tầng lớp thấp của xã hội.

Có một quá khứ huy hoàng về nghề bảo vệ

Cách đây khoảng 10 năm, bảo vệ là một nghề đáng tự hào. Nó mang một nhiệm vụ cao cả là duy trì sự bình yên, an toàn cho cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, công trường, siêu thị, bệnh viện,… về tài sản, con người ở đây.

Ngày đó, các anh bảo vệ rất oai phong , theo đúng nghĩa bảo vệ an ninh trật tự, an toàn tài sản, con người. Các anh ngày ấy đẹp lắm, chững chạc, tác phong chuyên nghiệp rất oai vệ. Các anh bảo vệ như những quân nhân thực thụ. Mọi người khi thấy các anh bảo vệ ai cũng nể , tôn trọng và thực hiện theo đúng nội quy, quy định bảo vệ.

Lúc đấy, trưởng chỉ huy mục tiêu Công ty  Bảo Vệ tại Huế ngồi họp chung với cả ban giám đốc của công ty, doanh nghiệp, nhà máy… để chỉ ra những thiếu sót, những nhân viên không thực hiện đúng nội quy và để xuất phương án cải thiện. Nhìn các anh thật nghiêm túc, nghiêm nghị cứng rắn. Kể cả là giám đốc, trưởng phòng khi thực hiện sai quy định thì vẫn bị các anh bảo vệ lập biên bản bị phạt kỷ luật như tất cả mọi người.

Ngày đấy, ai cũng muốn được làm nghề bảo vệ, vì vừa có được sự tôn trọng lại thêm thu nhập cao, ổn định. Muốn làm bảo vệ ngày đấy phải thông qua các khâu tuyển dụng khó khăn: Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về ngoại hình, sức khỏe và trình độ. Ngoài ra còn phải mất 2 tháng học việc, đào tạo không lương thì sau đó mới được đi làm thử việc, rồi ký hợp đồng chính thức.

Nhưng tất cả đang lùi về quá khứ…

Công ty  Bảo Vệ tại Huế

Tại sao nghề bảo vệ lại bị khinh rẻ, bạc bẻo ngày nay ?

1. Những suy nghĩ sai lầm về nghề bảo vệ hiện nay

“Không lo học hành cho tốt là sau này chỉ có nước đi làm bảo vệ thôi nghen con” – Câu răn đe của các ông bố, bà mẹ mỗi lần đưa đón con đến trường và khi đi ngang chú bảo vệ.

Thật buồn! Ở một số nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Singapore mỗi khi thầy cô hoặc cha mẹ muốn giáo dục con cái thì sẽ lấy hình ảnh người làm nghề bảo vệ, vệ sĩ để làm hình mẫu cho sự dũng cảm, chịu khó, vươn lên trong cuộc sống… thì ở Việt Nam lại xem đó như là một nghề thấp hèn. Tuy không nói thẳng trực tiếp nhưng hầu hết mọi người đều nghĩ bảo vệ là những người ít học, không bằng cấp, không biết làm việc gì nên mới làm bảo vệ…

Con người ta dù ở vị trí nào, hoàn cảnh nào, môi trường nào thì cái tâm, cái đức vẫn là cái cốt lõi. Chúng tôi tuy ít học, nhưng chúng tôi hiểu rõ đạo lý làm người, vì là ít có điều kiện để trau dồi cái tài nên chúng tôi quan tâm đến cái đức, vì dù thế nào đi nữa sống trên con đời này cũng phải sống cho ra trò.

Có một ngày người nhân viên bảo vệ hỏi vợ của mình rằng: “Em có thấy xấu hổ vì anh nghề bảo vệ không ?”. Người vợ  trả lời rằng: “KHÔNG, công việc nào không phạm pháp, không trái đạo lý thì đều cao quý. Con người trong xã hội không phải tất cả đều như nhau. Có người ở vị trí này và cũng có người ở vị trí khác, nhưng dù ở vị trí nào thì họ cũng phải làm việc để sinh tồn. Nếu con người ta sinh ra có nhiều điều kiện để được học tập, nghiên cứu sâu vào lĩnh vực nào đó thì khi lớn lên họ đương nhiên sẽ làm công việc đó rồi, còn những người thiếu may mắn như các nhân viên bảo vệ không có nhiều điều kiện để được học tập thì không lẽ lớn lên không có việc làm phù hợp sao… có đấy chứ và ngành bảo vệ là một điển hình.

2. Những công ty bảo vệ mọc lên như nấm đang tự “giết nhau”

Có một thực tế là thời gian qua, các công ty bảo vệ mở ra ngày một nhiều. Việc kinh doanh loại hình này được nới lỏng; công ty mẹ, công ty con cứ tách nhập liên tục. Nhiều công ty không có thực lực; chỉ liên kết chắp vá để kiếm tiền. Thậm chí có công ty khi bí người quá, đích thân giám đốc phải chạy xuống mục tiêu làm bảo vệ. Nếu như trước đây việc mở công ty bảo vệ phải có một khoản vốn pháp định là 2 tỉ đồng thì nay quy định này được bãi bỏ nên doanh nghiệp mọc lên như nấm.

Nhu cầu của loại hình dịch vụ này mỗi ngày một tăng; đặc biệt là các cao ốc, công trường, chung cư, bệnh viện… Do vậy, các công ty mở ra dễ dàng và cạnh tranh không lành mạnh khiến mặt bằng chất lượng chung cũng giảm sút. Ngành bảo vệ có tỉ lệ nhảy việc khá cao. Nhiều người cứ thấy quảng cáo lương 7- 8 triệu đồng mỗi tháng thì ham mà không biết rằng để được như vậy thì phải làm việc ít nhất 12-16 giờ/ngày, thậm chí phải ngủ lại ở mục tiêu luôn. Có công ty chỉ đăng ký 2 người làm một mục tiêu 24/24 giờ, nhiều nơi không có bất cứ loại hình bảo hiểm nào cho người lao động trong khi đây là công việc có mức độ rủi ro cao.

Bây giờ khi mà xã hội phát triển không theo 1 định hướng nào, ngành bảo vệ cũng bị cuốn theo những xáo trộn một cách mất kiểm soát. Dù kinh doanh trong ngành nhưng lại không có tiếng nói chung, vì lợi nhuận mà giảm giá dịch vụ, cạnh tranh với nhau, giá càng thấp thì chất lượng dịch vụ càng tệ khiến cho một ngành từng rất “hot” trở thành một ngành “ăn xổi ở thì”. Người lao động không được tuyển dụng một cách bài bản, ai cũng có thể trở thành một nhân viên bảo vệ khi khoác lên mình bộ đồng phục. Tác phong nhân viên bảo vệ cũng không được chú trọng (áo bỏ ngoài quần, chân đi dép lê, tóc tai bù xù) làm mất đi hình ảnh nghiêm túc của những người giữ gìn an ninh trật tự và an toàn tài sản.

Cách đây 10 năm giá hợp đồng như thế nào.. Sau 10 năm giá vẫn vậy trong khi lương của người lao động thì đã tăng gấp mấy lần… Vậy nguyên nhân do đâu? Không phải vì sợ mất khách hàng hay sao ?

Đúng ra thì người kinh doanh phải tìm hướng đi tích cực, lương tăng thì giá dịch vụ cũng phải tăng. Và phải tìm cách thuyết phục khách hàng để đảm bảo cho hợp đồng được lâu dài và đồng lương của người lao động được duy trì ổn định. Đằng này lại chấp nhận cho lợi nhuận ít đi mà vẫn phải tăng lương cho nhân viên, mục đích cũng là giữ khách hàng.. Rồi đến 1 thời điểm không thể tăng được nữa vì đã nằm ở ngưỡng phá huề hoặc lỗ thì mới nhận ra là phải tăng giá, cải thiện chất lượng dịch vụ, phải đào tạo nhân lực…vân vân…..

XIN TRẢ LẠI CHO NGHỀ – VIỆC LÀM BẢO VỆ DANH DỰ VÀ SỰ TÔN TRỌNG NHƯ VỐN CÓ.

Nhìn lại quá trình “hội nhập” của ngành dịch vụ bảo vệ, nhiều người yêu nghề cũng phải giật mình mà băn khoăn không biết có nên tiếp tục gắn bó với nghề không. Họ thắc mắc tại sao những người kinh doanh nghề không tạo một tiếng nói chung để tìm một hướng đi tốt đẹp giống như vốn dĩ nó phải có. Ở nước ngoài, nghề bảo vệ vẫn luôn được xã hội tin tưởng và tôn trọng, vậy tại sao nước ta không duy trì được sức nóng như những ngày đầu? Câu hỏi này rất đơn giản nhưng để tìm được câu trả lời hoàn toàn không dễ bởi phụ thuộc vào người đầu tư kinh doanh, khách hàng – xã hội và cả chính lực lượng lao động xin vào nghề. Do vậy để trở lại thời kỳ đỉnh cao, đúng nghĩa của nghề sẽ là một kế hoạch dài hơi cần sự hợp tác từ rất nhiều phía.

Xin trả lại cho chúng tôi những người đang làm bảo vệ 2 từ “Danh dự”…

————–

Hiện nay có hàng trăm thậm chí hàng nghìn công ty bảo vệ mọc lên mỗi ngày. Phần nhiều trong số này đều là “Lừa đảo” hoặc “Làm ăn chộp giụt”. Người lao động cần trang bị kiến thức tốt cho bản thân để tránh rơi vào tình trạng trên.

 

Hãy liên lạc ngay lập tức với Công ty Bảo Vệ Tâm An Security qua số điện thoại Hotline : 0933.000.180   ( Mr Phú ) Chúng tôi sẽ bố trí người gặp mặt trực tiếp để tư vấn và ký kết hợp đồng theo yêu cầu.

Website : https://baovehue.com/

Hotline/zalo : 0933.000180 ( Mr Phú )

Offie : 42 Tùng Thiện Vương – Thành Phố Huế

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách !

Có thể bạn quan tâm