Ai sẽ chịu trách nhiệm khi khách bị mất xe?

BẢO VỆ TRÔNG XE MÀ LÀM MẤT XE THÌ CÓ PHẢI ĐỀN KHÔNG?

Liên tiếp trong thời gian gần đây xảy ra các vụ mất xe gắn máy tại các cửa hàng, trung tâm thương mại. Điều đáng nói các bãi trông giữ xe này đều có nhân viên bảo vệ. Câu hỏi đặt ra ở đây là khi gửi xe, có bảo vệ trông giữ mà bị mất xe thì nhân viên bảo vệ có phải đền không? Và nếu có thì phải đền bù thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Liên tiếp xảy ra các vụ trộm cắp xe gắn máy có giá trị

Mới đây, trên mạng xã hội đang xôn xao bài viết bóc phốt của chị P.T.N.A (Hà Nội). Chuyện là trong lúc cùng chồng vào quán KFC ăn uống, chị bị mất chiếc xe SH trị giá cả trăm triệu đồng. Dù đã được quản lý nhà hàng xác nhận sự việc qua camera an ninh nhưng khách hàng vẫn không được đền bù thiệt hại. Phía công ty bảo hiểm đổ lỗi cho khách và cửa hàng, còn cửa hàng thì “đẩy” trách nhiệm sang cho công ty bảo vệ trông giữ xe.

Một trường hợp khách, một nữ thực khách đến một nhà hàng ăn uống trên KĐT Mỹ Đình và sau một tiếng đồng hồ ra về thì phát hiện chiếc xe SHi150 của mình đã không cánh mà bay. Nhận thấy xe của mình đã bị mất, cô gái vội vàng báo với chủ nhà hàng và liên hệ cơ quan công an làm việc. Một tuần sau, chiếc xe của cô vẫn chưa được tìm thấy.

phía nhà hàng này cho rằng họ không có nghĩa vụ phải trông xe và đền bù cho khách hàng nếu xảy ra mất cắp. Lý luận của nhà hàng cho hay cô gái đến ăn phải “tự trông xe” của mình, đồng nghĩa với việc cô cần tự chịu trách nhiệm về tài sản đã mất. Trong khi đó, phía cô gái cực kỳ bức xúc giải bày rằng lúc cô đến nhà hàng thì được bảo vệ hướng dẫn để xe phía trước. Sau đó nhân viên đưa cô lên tầng 3 dùng bữa. Và khi xe mất, đến đối chất với nhà hàng thì bị nói là “cố ý vứt xe trước cửa”.

Ai sẽ chịu trách nhiệm khi khách bị mất xe?

Vấn đề được dư luận cũng như khổ chủ của các phương tiện bị mất trộm vô cùng quan tâm đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của bảo vệ trông xe, chủ cơ sở nhà hàng/cửa hàng hoặc cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm trông giữ xe (gọi tắt là “cá nhân/tổ chức trông giữ xe”) đến đâu và như thế nào trong trường hợp phương tiện của họ bị mất khi được trông, giữ bởi cá nhân/tổ chức trông giữ xe? Đây chính là vấn đề mà hầu hết các vụ mất trộm xảy ra nhưng chưa có sự chịu trách nhiệm, bồi thường thỏa đáng từ phía cá nhân/tổ chức trông giữ xe đối với “thượng đế” của mình.

Theo phản ánh của những “thượng đế” kém may mắn này, khi xảy ra việc mất xe, thông thường cá nhân/tổ chức trông giữ xe đùn đẩy trách nhiệm sang khách hàng hoặc “cù nhầy” không bồi thường cho khách. Có nơi nói thẳng với nạn nhân “không có tiền trả, muốn làm gì thì làm”, nơi nào có trách nhiệm thì xin trả dần nhưng rất lâu khiến người bị mất xe bức xúc.

luat-su-ha-kim-tam

Luật sư Hà Kim Tâm – Giám đốc Công ty Luật Hà Trần

Trao đổi nhanh, Luật sư Hà Kim Tâm – Giám đốc Công ty Luật Hà Trần cho biết quan điểm của luật sư dưới góc nhìn pháp lý về những vụ mất trộm xe xảy ra gần đây tại Hà Nội như sau:

– Chúng ta cần hiểu rằng việc gửi và nhận trông giữ xe của cá nhân/tổ chức trông giữ xe đối với các phương tiện của khách hàng là giao dịch dân sự dưới dạng hợp đồng gửi giữ tài sản (được quy định tại các Điều 559, 560, 561, 562, 563, 564, 565, 566, chương XVIII, mục 10 Hợp đồng gửi giữ tài sản – Bộ luật Dân sự). Hợp đồng này được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về chủ thể: giữa hai bên có đủ năng lực hành vi dân sự, hoàn toàn tự nguyện, tự do về ý chí… Về nội dung, gửi và giữ tài sản là xe máy, và hình thức là hợp đồng miệng. Vì vậy, dạng hợp đồng này có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm phát sinh việc gửi giữ. Như vậy, khi xảy ra việc mất xe của khách, cá nhân/tổ chức trông giữ xe phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ (Điều 562 – Bộ luật Dân sự). Trường hợp các bên không thỏa thuận được việc đền bù thì nạn nhân có quyền khởi kiện ra Tòa án về tranh chấp đòi bồi thường do vi phạm hợp đồng.

Làm mất xe bảo vệ có phải chịu trách nhiệm không?

Theo trình tự xử lý vụ việc, ban quản lý cửa hàng, siêu thị, quán ăn… (gọi tắt là chủ quản) hoặc tổ chức trúng thầu trông giữ xe (chứ không phải nhân viên, bảo vệ tòa nhà) phải có trách nhiệm bồi thường cho các chủ sở hữu các xe máy bị lấy trộm.

Trường hợp bên chủ quản hoặc tổ chức trúng thầu trông giữ xe và chủ sở hữu phương tiện không thống nhất được giá, phương thức bồi thường hoặc đơn vị chủ quản hoặc tổ chức trúng thầu trông giữ xe từ chối trách nhiệm thì chủ phương tiện có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để đòi lại quyền lợi đã bị xâm phạm.

bao-ve-lam-mat-xe

Tiếp đến, xét trên góc độ hình sự, nhân viên bảo vệ trông giữ xe cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu CQĐT xét thấy hội tụ đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại chương các tội phạm về chức vụ của Bộ luật Hình sự. Theo đó, người bị xác định phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 12 năm và bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm (Điều 285: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng – Bộ luật Hình sự năm 2000).

Luật sư NHà Kim Tâm có lời khuyên đối với các chủ phương tiện, đó là: (1) Khi gửi xe tại các trung tâm thương mại, khu chung cư,… cần ký hợp đồng gửi giữ phương tiện hoặc lấy vé trông giữ xe do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hành hoặc lấy vé xe có xác nhận của người chịu trách nhiệm cơ sở trông giữ xe cung cấp; (2) Gửi xe tại các nhà hàng hoặc khu du lịch, lễ hội,… thì nên yêu cầu cung cấp vé trông giữ xe có xác nhận của nhà hàng hoặc tìm đến cơ sở trông giữ xe được thành lập hợp pháp.

Lời kết

Thu nhập của một nhân viên bảo vệ hiện nay chỉ ở mức trung bình thấp. Sự thật thì họ khó có thể đền nổi khi mất cả một tài sản lớn như chiếc xe SH có giá trị hàng trăm triệu. Vì thế cách tốt nhất là nhân viên bảo vệ phải nâng cao cảnh giác, không để xảy ra tình trạng mất trộm xe.

Trong trường hợp bất khả kháng, thì nhân viên bảo vệ cần phải hoàn thành trách nhiệm đền bù của mình theo đúng pháp luật. Việc làm đó vừa giữ uy tín cho cá nhân vừa tăng niềm tin của khách hàng vào thương hiệu của công ty bảo vệ. Và nếu may mắn, biết đâu sự chân thành, trung thưc… lại khiến người mất xe cảm thông và việc thương lượng cũng trở nên dễ dàng hơn. Tất nhiên nếu xét về tình, phía công ty dịch vụ bảo vệ cung cấp dịch vụ bảo vệ trông xe cũng nên hỗ trợ nhân viên trong việc đền bù những tình huống không ai mong muốn này.

Công Ty Bảo Vệ Tâm An Phát Security tự hào mang tới khách hàng những  dịch vụ :

+ Bảo vệ Văn phòng công ty, xí nghiệp, cơ quan, trường học, siêu thị, kho bãi

+ Bảo vệ nhà máy, cao ốc, tòa nhà, chung cư, nhà trọ, công trình xây dựng,…

+ Bảo vệ cá nhân, nhà riêng, hộ tống đoàn, hội thảo, sự kiện,…

+ Bảo vệ tài sản, áp tải tiền

+ Bảo vệ ngân hàng

+ Tư vấn và đào tạo nghiệp vụ bảo vệ. Tư vấn lắp đặt các hệ thống an ninh an toàn trong công tác bảo vệ như : hệ thống camera, hệ thống PCCC…

Hãy liên lạc ngay lập tức với Công ty Bảo Vệ Tâm An Phát Security qua số điện thoại Hotline/Zalo  : 0933.000.180   ( Mr Phú ) Chúng tôi sẽ bố trí người gặp mặt trực tiếp để tư vấn và ký kết hợp đồng theo yêu cầu.

Website : https://baovehue.com/

Hotline/zalo : 0933.000180 ( Mr Phú )

Offie : 42 Tùng Thiện Vương – Thành Phố Huế

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách !

Link:    Dịch vụ Bảo vệ tại Huế /Dich vu bao ve tai hue/ Công ty bảo vệ tại Huế / Cong ty bao ve tai Hue/Dịch vụ bảo vệ tại Quảng Trị/ Công ty bảo vệ tại Quảng trị/ Công ty bảo vệ ở Huế/Dịch vụ bảo vệ ở Huế

Có thể bạn quan tâm